Category Archives: Tên miền

Hướng dẫn kiểm tra và đăng ký tên miền uy tín

Category : Tên miền

Bạn đang lên kế hoạch sử dụng một tên miền chia sẻ hay kinh doanh của tiết kiệm và hợp lý cho website mình nhưng lại đắn đo không biết tên miền đó đã có chủ sở hữu hay chưa?

Tại sao phải kiểm tra tên miền?

Trong thời buổi công nghệ hóa như hiện nay, website được xem là một công cụ hữu ích, nhanh chóng và tiện lợi nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó truyền tải thông tin, sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khán giả vốn là fan trung thành của internet.

Hơn nữa, không cần nói bạn cũng đã biết ngành thương mại điện tử có tốc độ phát triển như vũ bão và dẫn dắt mọi thứ được gọi là công nghệ.

Cũng từ đó, tên miền và thương hiệu trở thành tâm điểm của hầu hết các cuộc bàn luận liên quan đến đề tài này. Và dĩ nhiên, nó cũng kéo theo nhiều rắc rối cho chủ thể khi nhiều địa chỉ giống nhau từ tên miền đến tên của website hoạt động song song trên một thị trường sản phẩm.

Sự giống nhau này còn gây không ít khó khăn cho việc tìm kiếm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của người tiêu dùng với thương hiệu mà họ yêu đang yêu thích.

Vậy nên, khi muốn kinh doanh trên chiến trường online, bạn cần quan tâm hơn nữa đến chuyện mua tên miền ngay từ đầu để đảm bảo chắc chắn rằng tên miền bạn đã lựa chọn chưa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào.

              Những lưu ý cần thiết khi kiểm tra tên miền:

Bên cạnh sự hỗ trợ của các phần mềm kiểm tra tên miền cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong các bộ phận tư vấn thì tên miền bạn lựa chọn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau để mọi hoạt động sau này được thuận tiện và trôi chảy nhất:

– Tên miền dễ nhớ, tự nhiên với hoặc những cụm từ thu hút

– Tên miền ngắn gọn thì hệ thống kiểm tra sẽ giúp bạn tìm được tên miền phù hợp và nhanh chóng nhất.

– Tra cứu tên miền với từ khóa phổ biến, chính xác sẽ giúp SEO tốt hơn.

– Từ khóa trong tên miền phải liên quan đến đối tượng mục tiêu.

– Mua tên miền giống nhau và các biến thể của nó với những domain extension phổ biến để bảo vệ thương hiệu một cách tốt nhất.

– Tránh dùng dấu gạch, số hay ký tự không phải Unicode trong tên miền

                         Đăng ký tên miền:

Để đăng ký một tên miền, Quí Khách thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra xem tên miền định đăng ký

– Tên miền quốc tế(.com; .net; .edu;…)

– Tên miền mã quốc gia(.vn; .com.vn; .net.vn; .edu.vn;…)

Bước 2: Hoàn thành các thủ tục đăng ký theo

– Mẫu bản khai, hợp đồng: Quý khách download mẫu trong mục Các biểu mẫu văn bản sau đó điền vào thông tin

– Trực tuyến (Online) trên website: Quý khách chọn vào phần tên miền muốn đăng ký ở menu trên. Sau đó, Quý khách bấm vào nút đăng ký ở cuối bài viết của menu đó và chọn tên miền muốn đăng ký.

Bước 3: Nộp mẫu bản khai, hợp đồng

– Khuyến nghị: Quý Khách hàng đăng ký tên miền “.VN” phải tuân thủ theo quy định hiện hành hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT)

– Quý Khách hàng đăng ký và sử dụng tên miền quốc tế vui lòng thực hiện ngay việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông (http://thongbaotenmien.vn)

– Trích dẫn một số trách nhiệm của chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền tại Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008.

          Những lưu ý quan trọng khi đăng ký và sử dụng tên miền:

 Tên miền là thương hiệu trên internet của bạn, tên miền là duy nhất và được cấp phát theo thứ tự ưu tiên chủ thể đăng ký trước. Nếu đăng ký tên miền chậm, tên miền của bạn có thể bị đối thủ cạnh tranh sở hữu mất. Để xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mình, Việt SEO đề nghị bạn hãy tiến hành đăng ký tên miền sau khi tra cứu tên miền ngay bây giờ.

Chủ thể tên miền chịu mọi trách nhiệm liên quan đến thông tin tên miền, quản lý hoạt động của tên miền, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chủ thể đăng ký tên miền cần chủ động trong việc đóng phí duy trì tên miền. Thông trường trước khi hết hạn 30 ngày, Việt SEO sẽ thông báo qua email hoặc điện thoại để bạn đóng phí duy trì.

Khi cần thay đổi thông tin quản lý tên miền, bạn hãy điền vào biểu mẫu thay đổi thông tin phù hợp và gửi về cho Việt SEO. Các thông tin quản lý tên miền cần chính xác để tránh trường hợp mất tên miền khi thông tin được gửi về không đúng địa chỉ (Địa chỉ thông báo, email) của chủ thể.


Tên miền là gì? Toàn bộ khái niệm về domain name

Category : Tên miền

 Tên miền là gì? Tại sao chúng ta phải đăng ký tên miền mới hoạt động website được? Chắc hẳn không phải ai cũng lý giải được điều này cũng như hiểu hết được khái niệm domain name.

                       Tên miền là gì?

Tên miền hay còn được gọi là “domain name” là một địa chỉ để xác định danh tính trực tuyến của bạn trên mạng internet, với mỗi địa chỉ tên miền bằng chữ này sẽ phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.

Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là web server và tên miền để hoạt động bình thường.

  • Web server là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
  • Tên miền là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, mọi người phải nhớ chính xác địa chỉ IP của server mỗi khi truy cập – việc này thì khó có thể xảy ra.

                       Hoạt động của tên miền như thế nào?

Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Nó được xem như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web. Chính vì vậy mà chúng ta hay gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền. Và web hosting chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một website, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm website của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP của máy chủ rất khó nhớ.

                         Các loại tên miền:

 Domain name có nhiều loại, nhưng một điều tất cả đều có điểm chung là được chia làm hai phần – tên và phần mở rộng cấp cao nhất. Có rất nhiều phần mở rộng tên miền cấp cao, từ mã quốc gia tới các mã cụ thể cho các ngành như .gov cho các tổ chức chính phủ và .edu cho các tổ chức giáo dục. Mặc dù .com domains vẫn đang giữ ưu thế trên internet với hơn 46.5% website có tên miền này.

Ngoài ra, với hơn 330 triệu tên miền đã được đăng ký. Gần đây, ICANN – tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của một loại tên miền mới.

Kết quả là có một số lượng lớn các phần mở rộng khác nhau khi tra cứu tên miền, nhưng đồng thời nó cũng gây khó khăn khi tìm mua tên miền cho công ty của bạn. Đây là một quyết định lớn – và có thể là một trong những quyết định lớn nhất của bạn. Và mặc dù bạn có thể thay đổi nó sau này, tốt nhất bạn nên tránh làm việc này bằng bất kỳ giá nào, hoặc bằng việc suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn tên miền.

TLD – Top level domain là gì?

TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name.

TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD.

CCTLD – Country-code top-level domain là gì?

Tên miền cấp cao nhất của quốc gia là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Nó cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết rằng trang web được thiết kế cho khách truy cập từ một khu vực cụ thể.

                       Generic top-level domain là gì?

Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là loại domain name phổ biến nhất, một phần bởi vì nó bao gồm các tên miền .com – có nhiều tên miền hơn tất cả các ccTLDs cộng lại.

  Các loại domain name khác:

Mặc dù các tên miền trên được dùng nhiều nhất, tên miền còn có nhiều biến thể khác mà có thể bạn cầns sử dụng.

   Tên miền thứ cấp:

Có thể bạn đã thấy tên miền này từ trước rồi. Chúng tôi đang nói đến những tên miền ngay bên dưới top-level domain name.

    Subdomains:

Subdomains là tên miền mà webmaster sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt cac dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một top level domain đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lặp liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ, giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ các tên miền mà không cần phải quan tâm đến các địa chỉ IP bằng số. Nó giống một danh bạ điện thoại trên Internet.

Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS để tên miền hoạt động với host cũng như các dịch vụ khác là một điều mà mọi webmaster đều thực hiện rất thường xuyên. Bài hướng dẫn sau sẽ giúp bạn hiểu các tác vụ liên quan đến DNS của tên miền được quản lý tại Hostinger.

          Cách đăng ký tên miền là gì?

Cách đăng ký một tên miền rất đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Trên thực tế, thường thỉ mất 5 phút để bạn có thể mua tên miền. Bạn chỉ cần vào 1 trong các trang bán tên miền, chọn một tên miền phù hợp và tiến hành các thủ tục thanh toán là xong. Bạn có thể cần yêu cầu nhập các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN.

Nếu chưa có tên miền, hãy đăng ký nó ở cùng một nơi với nơi bạn mua hosting. Đó là lý do tại sao Hostinger cung cấp cả dịch vụ hosting và đăng ký tên miền. Ngoài ra Hostinger còn liệt kê các biến thể của tên miền để bạn dễ dàng lựa chọn hơn trong trường hợp tên miền đã bị đăng ký.

            Sự khác biệt giữa web hosting và tên miền là gì?

 Như đã nói ở phần đầu tiên, tên miền giống như địa chỉ nhà bạn và máy chủ web giống như ngôi nhà bạn đang sống. Nếu bạn muốn khởi chạy một trang web, bạn sẽ cần cả tên miền mà mọi người có thể sử dụng để tìm bạn và một máy chủ web, lưu trữ các trang web.

Tên miền và web hosting có mối quan hệ cộng sinh như phần mềm và phần cứng hoặc âm và dương. Mặc dù về mặt kỹ thuật có thể có cái này mà không có cái khác, nhưng chúng hoạt động tốt nhất khi chúng làm việc cùng nhau, đó là lý do tại sao nhiều máy chủ web cung cấp đăng ký tên miền và tại sao nhiều nhà đăng ký cung cấp dịch vụ hosting.

Tất nhiên bạn có thể tách cả hai: đăng ký một tên miền thông qua một công ty và mua hosting từ một công ty khác. Nhưng thường thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn để quản lý hơn và chi phí không hề rẻ hơn.

              Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?

 Thông thường, bạn và bất kỳ ai cũng sẽ có thể mua lại tên miền hết hạn sau khoảng 75 ngày.

Con số này có thể khác nhau tùy từng TLD khác nhau, bạn có thể liên lạc với nhà đăng ký tên miền để hỏi chính xác ngày có thể mua lại tên miền.

Lưu ý, trong khoảng thời gian chờ tên miền được đưa ra ngoài Internet, chủ hiện tại của tên miền có quyền khôi phục và gia hạn tên miền, có hoặc không có phí khôi phục, bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký.

Khi kiểm tra thông tin whois nếu tên miền có tình trạng (status) là Pending Delete, thì trong 5 ngày bạn sẽ có thể mua lại như mới.


CÔNG TY TNHH MTV TIN HỌC VÀ DỊCH VỤ VIỆT SEO

* Hồ Chí Minh
Tầng 7, Số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM (Vui lòng hẹn trước)
Tel: 0917 212 969 (Mr.Thắng) - 0908 744 256 (Mr. Thanh)

* Bình Dương
Số 299/11 Đại Lộ Bình Dương, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương
Tel: (02743) 511 072 - 0917 212 969 (Mr.Thắng) - 0908 744 256 (Mr. Thanh)

* Email: vietseo @vietseo.com; congtyvietseo @gmail.com
* Zalo, viber: 0917 212 969
* Skype ID: vietseo