Category Archives: Dịch vụ Website

Chứng chỉ bảo mật SSL mang lại lợi ích gì cho SEO?

Category : SSL (https)

Khi nhắc đến chứng chỉ bảo mật SSL thường người ta sẽ nghĩ ngay đến việc tăng bảo mật cho website mà ít ai nghĩ rằng chính điều này là nguyên nhân sâu xa giúp website được xếp hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm hay nói cách khác chính là có tác động tích cực cho SEO. Vậy chứng chỉ bảo mật SSL có tốt cho SEO hay không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  1. Bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp:

Chứng chỉ bảo mật SSL có những cơ chế cấp phát chặt chẽ nên hạn chế được tối đa những trường hợp giả mạo, lừa đảo với mục đích hạ thấp uy tín của các doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp bạn đạt thứ hạng cao trong tìm kiếm.

  1. An toàn cho người dùng:

Trong các cuộc nghiên cứu thử nghiệm thay đổi thuật toán tìm kiếm, các website an toàn, có kết nối được mã hóa (tức là sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL) được xếp hạng cao hơn trên các bảng xếp hạng từ khóa của Google so với các website không sử dụng loại giao thức này. Điều này cũng có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng và tránh những sự cố bảo mật không đáng có.

Với nguyên lý hoạt động vô cùng “thông minh”, SSL mã hóa các thông tin nhạy cảm trong quá trình giao dịch trực tuyến giúp bảo mật tuyệt đối khi có sự giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp. Ngoài ra mỗi chứng chỉ số SSL được tạo ra cho một website duy nhất cũng như việc cấp phát này chỉ diễn ra khi danh tính chủ nhân website được một cơ quan uy tín xác thực.

  1. Được Google xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm:

Có thể bạn chưa biết Google đã khuyến cáo rằng việc sử dụng chứng chỉ bảo mật SSL của các quản trị viên sẽ giúp website của họ được đánh giá cao hơn về bảo mật mạng khi kết nối tới các sản phẩm của Google đặc biệt là công cụ Google Search. Điều này đồng nghĩa sử dụng giao thức bảo mật SSL cho website sẽ được Google xem là một phần thước đo quan trọng đánh giá thứ hạng website.

Với nỗ lực xây dựng một môi trường kết nối Internet an toàn, Google đặc biệt chú ý đến việc đảm bảo rằng các website người dùng truy cập đến thông qua Google (ưu tiên là Google Search) phải an toàn bằng cách tạo ra nhiều nguồn lực, thúc đẩy các nhà quản trị web ngăn chặn và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trên các website của họ.

  1. Tăng traffic cho website của bạn:

Một website được Google đánh giá cao khi xếp hạng luôn có lượng traffic cao hơn so với những trang web có thứ hạng thấp. Và đương nhiên khi website của bạn có nhiều người truy cập thì lợi thế về SEO sẽ tăng lên. Và thứ hạng này chính là “sự cộng hưởng” từ rất nhiều yếu tố bao gồm bảo mật website, uy tín doanh nghiệp,…

  1. Tăng tỷ lệ chuyển đổi:

Người dùng luôn tin cậy sử dụng các kết nối bảo mật hơn và các website an toàn cho trải nghiệm người dùng có nhiều khả năng xếp hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm của Google.

Theo khảo sát của GlobalSign, 84% người dùng sẽ từ bỏ mua hàng nếu dữ liệu được gửi qua kết nối không an toàn. Và phần lớn họ quan tâm đến dữ liệu của họ đang bị chặn hoặc lạm dụng trực tuyến. Nếu một khách hàng cảm thấy không an tâm về thông tin của họ, bạn sẽ phải làm mọi thứ có thể để giảm bớt sự lo lắng đó và tạo ra môi trường tương tác có tính bảo mật cao nhất. Đây là điểm mấu chốt cho việc họ có quyết định quay trở lại website và trở thành khách hàng của bạn hay không.

  1. Chứng chỉ bảo mật SSL được tích hợp trong Hosting tại VIỆT SEO

Nếu bạn vẫn chưa cập nhật tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu này cho website của mình thì hãy đăng ký chứng chỉ bảo mật SSL ngay để gia tăng thứ hạng tìm kiếm và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Một tin vui cho bạn là hiện tại đã có rất nhiều nhà cung cấp tích hợp sẵn chương trình Let’s Encrypt với chứng chỉ SSL miễn phí vào các gói hosting nhằm tiết kiệm chi phí cho khách hàng. Và các sản phẩm Shared hosting tại VIỆT SEO cũng đã hỗ trợ tích hợp Let’s Encrypt miễn phí SSL này, giúp khách hàng dễ dàng chuyển đổi từ HTTP sang HTTPS.

Nếu ngân sách của bạn không cho phép để đăng ký SSL trả phí thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các đơn vị cung cấp hosting đã mặc định cấp phát chương trình SSL miễn phí để tăng cường bảo mật cho website của mình.


Chứng chỉ SSL là gì? và các loại chứng chỉ SSL

Category : SSL (https)

SSL Certificate hỗ trợ website cải thiện độ bảo mật, giúp dữ liệu web (bao gồm các nội dung bài viết, hình ảnh và kể cả thông tin người dùng) được bảo vệ tốt hơn. Không những vậy, chứng chỉ SSL còn tác động tích cực đến SEO, giúp Google đánh giá cao website của mình hơn.

Vậy SSL Certificate đã tác động như thế nào đến quá trình SEO của doanh nghiệp?

              Chứng chỉ SSL là gì?

Chứng chỉ số SSL (đầy đủ: Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.

 Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

SSL đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ web và các trình duyệt được mang tính riêng tư, tách rời. SSL là một chuẩn công nghiệp được sử dụng bởi hàng triệu trang web trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.

Bình thường khi không có SSL thì các dữ liệu gửi đi và nhận về trên website của bạn sẽ không được mã hoá, tức là nếu trang web của bạn có chưa các thông tin như thẻ tín dụng, mật khẩu,.. thì nguy cơ bị hacker mò ra là rất cao nhưng khi có SSL thì các dữ liệu sẽ được mã hoá và không thể xem được

                   Tại sao nên sử dụng SSL:

– Bạn đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ website, email v.v… -> luôn có những lỗ hổng bảo mật -> hacker tấn công -> SSL bảo vệ website và khách hàng của bạn

– Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã.

– Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.

– Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.

Lợi ích khi sử dụng SSL ?

– Xác thực website, giao dịch

– Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

– Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống

– Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server;

– Bảo mật các ứng dụng ảo hó như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán đám mây;

– Bảo mật dịch vụ FTP;

– Bảo mật truy cập control panel;

– Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet;

– Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway …

– Website không được xác thực và bảo mật sẽ luôn ẩn chứa nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu, dẫn đến hậu quả khách hàng không tin tưởng sử dụng dịch vụ.

                  CA là gì ?

 Certificate Authority ( CA ) : là tổ chức phát hành các chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ (server), mã code, phần mềm. Nhà cung cấp chứng thực số đóng vai trò là bên thứ ba (được cả hai bên tin tưởng) để hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.

– GlobalSign – một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộngcung cấp tất cả các loại chứng thư, gói chứng thư, giải pháp chứng thư số cho các ngành tài chính – ngân hàng, ý tế, giáo dục và các lĩnh vực kinh doanh khác.

– Chứng thư tiêu chuẩn toàn cầu

– Tương thích với 99% các trình duyệt

– Cung cấp bởi một trong những CA uy tín nhất thế giới

– Định hướng doanh nghiệp với tất cả các dòng sản phẩm SSL

– Tiết kiệm cho doanh nghiệp với lựa chọn Wildcard, SAN

Nên dùng chứng chỉ SSL nào?

Nếu website của bạn chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc kinh doanh nhỏ, bạn có thể sử dụng các chứng chỉ bảo mật SSL rẻ nhất như Comodo PositiveSSL, RapidSSL Standart hay AlphaSSL. Lưu ý với những chứng chỉ bảo mật SSL giá rẻ này, bạn không thể cài đặt cho sub-domain (dạng shop.domain.com) mà nó chỉ hỗ trợ domain.com và www.domain.com mà thôi.

Nếu bạn có một website kinh doanh thương mại điện tử và cần mức độ bảo mật cũng như chứng thực chủ thể cao hơn để thu hút khách hàng tin tưởng, hãy sử dụng các loại SSL có giá trị xác thực tổ chức (OV) hoặc xác thực đầy đủ (EV). Bạn có thể sử dụng các loại xác thực như GeoTrust TrueBusinessID, GeoTrust TrueBusinessID EV hay Comodo EV SSL.

Điểm đặc biệt của các loại chứng thực bảo mật này là xác minh trước khi cài đặt SSL bằng giấy tờ được công nhận của pháp luật như giấy đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, sau khi xác minh thành công, chứng thực loại EV còn cho phép hiển thị tên của tổ chức (Tên công ty, tổ chức đặt mua và xác thực) ngay trên khung địa chỉ của tất cả các trình duyệt, giúp khách hàng tin tưởng đặt mua dịch vụ trực tuyến tại website đó.

               Các loại chứng thư số ssl:

  1. Domain Validation (DV – SSL):

Chứng thư số DV SSL chứng thực cho Domain Name – Website . Khi 1 Website sử dụng DV SSL thì sẽ được xác thực tên domain , website đã được mã hoá an toàn khi trao đổi dữ liệu. Với chứng thư DomainSSL, Website của bạn kích hoạt “ổ khóa màu xanh” và được bảo mật trong giao dịch thương mại điện tử, thông tin đăng nhập tài khoản web, email trực tuyến, lưu lượng mạng và dịch vụ trực tuyến.

  1. Organization Validation (OV -SSL) Chứng thư số OV SSL chứng thực cho Website và xác thực doanh nghiệp đang sở hữu website đó . Kích hoạt “ổ khóa màu vàng” , đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử, thông tin đăng nhập tài khoản web, email trực tuyến, lưu lượng mạng và dịch vụ trực tuyến. Chứng thư OrganizationSSL là tổ chức hiệu đính – khách truy cập trang web xem chi tiết công ty của bạn được hiệu đính tại chứng thư, giúp tăng cườngsự tin tưởng với trang web đem lại lợi thế kinh doanh cao hơn .
  2. Extended Validation (EV -SSL) Chứng thư số EV SSL cho khách hàng của bạn thấy Website của bạn có độ bảo mật cao nhất và được rà xoát pháp lý kỹ càng. Xuất hiện thanh địa chỉ sang màu xanh với hiển thị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, cho thấy thông tin của doanh nghiệp đã được xác thực và kiểm duyệt tình hình hoạt động, cung cấp một cấp độ cao hơn tin tưởng vào website và doanh nghiệp bạn
  3. Wildcard SSL Certificate Với việc tùy chọn thêm Wildcard SSL, một chứng thư số SSL có thể bảo mật cho tất cả các tên miền cấp dưới. Là sản phẩm lý tưởng dành cho các cổng thương mại điện tử. Các website dạng này thường có thể tạo ra các trang e-store dành cho các chủ cửa hàng trực tuyến, mỗi e-store là một sub domains và được chia sẻ trên một địa chỉ IP duy nhất.Khi đó, để triển khai giải pháp bảo bảo mật giao dịch trực tuyến (khi đặt hàng, thanh toán, đăng ký & đăng nhập tài khoản,…) bằng SSL, chúng ta có thể dùng duy nhất một chứng chỉ số Wildcard cho tên miền chính của website và dùng chung một địa chỉ IP duy nhất để chia sẻ cho tất cả mọi sub domains.
  4. SANS – Nhiều tên miền hợp nhất trong 1 chứng thư số Một chứng thư số SSL tiêu chuẩn chỉ bảo mật cho duy nhất một tên miền đã được kiểm định. Lựa chọn thêm SANs cho phép bảo mật tới 40 tên miền và máy chủ chỉ với một chứng thư số. SANs mang lại sự linh hoạt cho người sử dụng, dễ dàng hơn trong việc cài đặt, sử dụng và quản lý chứng thư số SSL. Ngoài ra, SANs có tính bảo mật cao hơn Wildcard SSL, đáp ứng chính xác yêu cầu an toàn đối với máy chủ và làm giảm tổng chi phí triển khai SSL tới tất cả các tên miền và máy chủ cần thiết. Chứng thư số SSL SANs có thể tích hợp với tất cả các loại chứng thư số SSL của GlobalSign bao gồm: Chứng thực tên miền (DV SSL), chứng thực tổ chức doanh nghiệp (OV SSL) và Chứng thực mở rộng cao cấp (EV SSL).

Đăng ký email theo tên miền cho doanh nghiệp nhanh chóng

Category : Email Server

Việc tạo một hệ thống email quản lý chung cho công ty theo một tên miền riêng giúp doanh nghiệp tăng được sự tin cậy, chuyên môn đối với đối tác, khách hàng, giúp công ty dễ dàng quản lý nội dung email, chống spam hiệu quả hơn. Việt SEO chính là dịch vụ email cho doanh nghiệp toàn diện và hữu ích nhất hiện nay.

  1. Giải pháp gmail không thể thiếu cho doanh nghiệp hiện đại:

Email doanh nghiệp được sử dụng dành riêng cho các hoạt động nội bộ với các tính năng ưu việt tuyệt đối, mang đến sự chuyên nghiệp nhất cho công ty. Đối với chủ doanh nghiệp, sử dụng email theo tên miền riêng của khách hàng là một giải pháp giúp tiết kiệm tối đa chi phí và đem lại hiệu quả công việc cao nhất.

– Email công ty đối với người dùng

Với email dành riêng cho doanh nghiệp, nhân viên công ty có thể truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu có dung lượng khổng lồ, trò chuyện với đồng nghiệp thông qua tính năng chat hay video call. Thậm chí, sẽ không phải lo lắng dữ liệu bị mất hoặc đánh cắp khi máy tính hỏng hay mất.

Quá trình trao đổi giữa các nhân viên công ty sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu như công ty sử dụng email đăng ký theo tên miền. Nhờ đó, sẽ kích thích được hứng thú cho công việc nhờ môi trường chuyên nghiệp và hiện đại.

– Email theo tên miền đối với doanh nghiệp

Việc sử dụng email theo tên miền không gây tốn kém chi phí đầu tư cho phần cứng hoặc phần mềm, trung tâm dữ liệu và dễ dàng tính được chi phí ban đầu. Ngoài ra, email chuyên nghiệp và hiện đại còn là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy năng suất lao động, linh hoạt hơn trong quá trình triển khai các chiến lược kinh doanh, tạo môi trường thông tin có sẵn cho các thế hệ nhân viên về sau.

Hiện nay, đăng ký gmail cho doanh nghiệp được xem là một trong những thao tác quan trọng giúp bạn xây dựng được một môi trường làm việc hiện đại. Thông qua những email được gửi có thêm tên miền của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu cũng như tăng sự uy tín.

Với đường truyền bảo mật dữ liệu cao, không xảy ra các lỗi hệ thống như các sản phẩm email thông thường, khả năng cập nhật mọi lúc, mọi nơi, dễ dàng tích hợp trên nhiều thiết bị khác nhau, Email doanh nghiệp chính là giải pháp hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp tăng tính hiệu quả hơn trong công việc.

            Các bước đăng ký email theo tên miền công ty thực hiện như sau:

Để có thể tạo lập và sử dụng email chạy bằng đuôi tên miền riêng, bạn cần phải chuẩn bị 2 yếu tố cần thiết là: tên miền chạy email và dịch vụ lưu trữ email (Mail Hosting).

  1. Chọn Tên miền riêng.

Tên miền (hay gọi là domain) là thành phần phía sau chữ @ như đã nói ở trên, có thể là tên của công ty, doanh nghiệp hay lĩnh vực, sản phẩm mà bạn kinh doanh. Vì khi tiếp nhận thư điện tử, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện được bạn là ai, công ty bạn là gì và có thể hình dung được lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn kinh doanh.

Điều này sẽ giúp cho người tiếp nhận email cảm thấy yên tâm hơn về nội dung mà bạn trao đổi trong đó. Việc lựa chọn tên miền chạy email cũng khá quan trọng vì nó có thể sẽ ảnh hưởng đến các quyết định (hợp tác, mua hàng,…) của người tiếp nhận thông tin mail.

  1. Dịch vụ lưu trữ email – Mail Hosting:

Đây là thành phần quan trọng nhất của email mà bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp thật kỹ. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ lưu trữ mail miễn phí như live.com, zoho.com… hoặc dịch vụ lưu trữ mail chuyên nghiệp có phí.

Tuy nhiên để có thể tạo lập email theo tên miền riêng miễn phí thì thủ tục và các bước khởi tạo khá phức tạp, rườm rà vì còn liên quan đến việc xác minh tên miền, cấu hình DNS tên miền và những vấn đề sau đó. Nếu bạn không rành về chuyên môn công nghệ thông tin thì sẽ rất khó có thể khởi tạo và sử dụng như ý mình mong muốn. Bên cạnh đó, dịch vụ lưu trữ mail miễn phí sẽ giới hạn dung lượng sử dụng ở mức nhỏ, đến một thời điểm nào đó trong tương lai gần bạn cũng sẽ phải trả phí thì mới có thể tiếp tục sử dụng. Thực tế thì sẽ không có sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp nào cung cấp miễn phí theo đúng nghĩa cho người dùng cả.

Để giải quyết vấn đề này một cách đơn giản thì tốt nhất là bạn nên dùng dịch vụ lưu trữ email chuyên nghiệp, vừa không mất thời gian, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng mail theo mục đích mà chi phí cũng không nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đang sử dụng email theo tên miền hiện nay chấp nhận đầu tư chi phí để mua các gói Mail Hosting chuyên nghiệp phục vụ cho công việc kinh doanh, bán hàng. Bạn có thể xem xét lựa chọn các gói dịch vụ lưu trữ dữ liệu mail theo nhu cầu sử dụng, ban đầu có thể dùng gói dịch vụ lưu trữ nhỏ và trong quá trình sử dụng nếu cần thì có thể nâng cấp lên gói cao hơn.

  1. Các bước đăng ký email theo tên miền công ty:

Bước 1: Kiểm tra tên miền.

Từ giao diện trang chủ nhập tên miền cần đăng ký và bấm nút Kiểm tra. Một cửa sổ mới với trang quản lý của Liên Kết Việt, trang này sẽ kiểm tra tình trang tên miền của bạn và bạn mất vài giây để hệ thống kiểm tra tình trạng tên miền đồng thời kiểm tra những đuôi tên miền có liên qua cho bạn.

Bước 2: Chọn tên miền.

Sau khi kiểm tra thấy tên miền có thể đăng ký được thì click Thêm vào giỏ hàng

Bước 3: Chọn gói Email theo tên miền

Từ menu bên trái bạn hãy click chọn Email theo tên miền riêng, tại đây bạn hãy chọn gói mail nào phù hợp với nhu cầu về số lượng nhân viên sử dụng.

Sau đó chọn tên miền để sử dụng cho email, bấm nút Use tên miền cần làm đuôi tên miền.

Bước 4: Nhập thông tin Sở hữu tên miền:

Lưu ý đối với tên miền .VN thì không thay đổi tên chủ thể nên phải nhập chính xác.

Bước 5: Xem lại đơn hàng.

Bạn hãy xem lại chính xác về tên miền và gói email đăng ký.

Tại đây nếu bạn có mã code giảm giá thì nhập để được hưởng giảm giá.

Sau đó bấm nút Check Out để đến bước cuối.

Bước 6: Nhập thông tin và hoàn tất.

Nhập các thông tin cơ bản để chúng tôi biết thông tin để đăng ký và liên hệ.

Chúng tôi sẽ nhận đơn hàng và liên lạc với bạn để tiến hành đăng ký và cài đặt, mọi việc chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn từ A đến Z.

Trên đây là các bước đăng ký email theo tên miền công ty. Việc tạo email theo tên miền riêng hiện nay là cần thiết nếu bạn đã và đang làm kinh doanh thường sử dụng email để giao dịch


Server mail là gì? các loại mail server phổ biến hiện nay

Category : Email Server

Nếu bạn là một người thường xuyên phải làm việc cùng các loại email thì chắc hẳn sẽ không xa lạ gì với các hình thức gửi và nhận email nhưng có thể bạn không biết mọi hoạt động của bạn đều phải thông qua một server mail vậy bạn có biết Server mail là gì?  tầm quan trọng của các server mail nè với doanh nghiệp và người sử dụng ?

Server mail là gì?

Server mail hay còn gọi là máy chủ thư điện tử chức năng của chúng là gửi nhận các email với tốc độ xử lý tùy thuộc vào cấu hình của từng máy, thường các máy chủ thư điện tử này được doanh nghiệp sử dụng với cấu hình riêng cho tên miền riêng mà người ta thường gọi đó là email doanh nghiệp .

Hiện nay các server mail đều phải sử dụng các giao thức là SMTP, POP, IMAP, TLS để hoạt động và làm việc.

Tầm quan trọng của email server:

Nếu bạn mới sử dụng các dịch vụ email server chắc chắn sẽ không biết được hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng mà email server mang lại cho doanh nghiệp. Email server có thể nói nó là cửa ngõ trao đổi thông tin của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác nó có vị trí quan trọng trong công ty vì việc liên hệ nói chuyện bằng điện thoại sẽ không thể rõ ràng và nếu khi nhân viên nghỉ việc sẽ khó có thể tiếp quản được công việc của người nhân viên đấy nhưng với email server thì mọi thứ đều được kiểm soát và giữ trong những thư mục riêng cho nhân viên sau có thể dễ dàng làm việc cùng. Bên cạnh đấy hiệu suất gửi mail vào hộp thư inbox lên đến 99.9% hay ưu điểm về bảo mật và độc lập dữ liệu cũng khiến email server được chú trọng và đầu tư nhiều hơn.

Các loại Mail Server phổ biến hiện nay:

Hiện nay, có những loại Mail Server được sử dụng phổ biến sau đây:

  • Mail Server gửi đi (Outgoing Mail Servers)

Hay còn được biết đến với cái tên Simple Mail Transfer Protocol (viết tắt là SMTP) – Giao thức dịch chuyển Mail đơn giản.

  • Mail Server đến (Incoming Mail Servers)

Incoming Mail Servers còn được biết đến là có bao gồm 2 loại giao thức như sau:

– POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3).

– IMAP (Internet Message Access Protocol).

Cho nên khi thực hiện thiết lập email thì bạn sẽ được lựa chọn giữa 2 loại giao thức là POP3 hay IMAP.

Những kiểu Server Mail hiện có:

Hiện nay có 2 loại Server mail chính được dùng phổ biến, bao gồm:

Server mail của Google, Microsoft, yahoo: Nền tảng xây dựng loại server mail này có quy mô lớn, hệ thống bảo mật chặt chẽ. Có thể quản lý tốt những dữ liệu hiện có. Hơn nữa người dùng có thể sử dụng được nhiều tiện ích khác nhau. Cũng chính vì thế mà giá cả sử dụng dịch vụ server mail loại này thường khá cao.

Server mail độc lập: Loại dịch vụ này giống như Bigmail hiện nay. Ưu điểm là dung lượng cho phép lưu trữ dữ liệu của Server mail độc lập là rất lớn. Khả năng độc lập dữ liệu cao, lại có sự bảo mật tốt. Bên cạnh đó giá thành cũng rất rẻ so với những loại server mail của Google, Microsoft, hay Yahoo. Tuy nhiên lại tồn tại nhược điểm là thiếu linh hoạt và không đầy đủ tiện ích.

Lợi ích nhận được khi dùng Mail Server:

Hiện nay vai trò của Mail Server là rất quan trọng. Với vai trò gần như là nơi trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp cùng các khách hàng của mình, đồng thời là nơi bảo mật các dữ liệu một cách đảm bảo. Ngoài ra, sử dụng hệ thống này còn giúp người dùng nhận được những lợi ích như sau:

– Giúp mọi người trong cùng công ty, tổ chức có thể trao đổi thông tin qua lại một cách nhanh chóng và bảo mật.

– Cho phép người dùng khi gửi email hay nhận mail có thể thông qua Internet trực tiếp với những tên miền cụ thể của từng tổ chức.

– Hạn chế được khả năng nhận phải spam hay virus.

– Đảm bảo sự bảo mật thông tin nội bộ một cách chặt chẽ.

– Có thể thiết lập dung lượng tối đa cho từng người dùng Mail Server.

– Quản lý được toàn bộ nội dung mail của tất cả các thành viên thuộc hệ thống.

– Thiết lập được chức năng sao lưu dữ liệu tự động. Đảm bảo thông tin cần thiết luôn tồn tại.

Sử dụng các loại Mail Server mang lại cho người dùng, bao gồm các cá nhân lẫn những doanh nghiệp hiện nay nhiều sự tiện lợi và hữu ích. Trong đó bao gồm cả tiết kiệm thời gian, lưu trữ nhanh chóng, dữ liệu truyền tải tốc độ lại có sự bảo mật chặt chẽ. Ngoài ra mỗi loại Mail Server đều có những ưu điểm riêng. Chính vì thế các đơn vị có thể lựa chọn sử dụng tùy thuộc vào những nhu cầu hiện tại của mình.


Vai trò của Hosting và Domain đối với Marketing hiện nay

Hosting và Domain là 2 phần cực kì quan trọng của 1 Website, hosting là nơi lưu trữ chứa website, Domain là đại diện của 1 website giúp người dùng có thể vào Website của bạn qua domain đó. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, dịch vụ marketing online ngày 1 phát triển hơn, việc thành lập 1 website có 1 vai trò quan trọng trong công cuộc marketing hiện nay. Vậy vai trò của hosting và domain đối với marketing hiện nay là gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này để biết chi tiết nhé.

Vai trò của hosting và domain đối với marketing hiện nay

Trước khi tìm hiểu vai trò của hosting và domain đối với marketing thì hãy cùng tìm hiểu xem mối quan hệ của hosting và domain là gì nào.

+ Khi bạn cập nhật nội dung lên Website của bạn, Hosting chứa website của bạn thường có 1 địa chỉ IP giúp bạn truy cập vào. Do địa chỉ IP dài và khó nhớ gây khó khăn cho người sử dụng, người ta chuyển qua dạng domain qua DNS giúp bạn truy cập nhanh chóng hơn

Những vai trò cực kì quan trọng của hosting và domain đối với marketing

– Tên miền quốc gia là 1 lợi thế, bởi rất thuận tiện cho quá trình SEO hiện nay – 1 kênh marketing cực kì hiệu quả. Người tìm kiếm khi thấy những tên miền dạng quốc gia sẽ thấy độ tin tưởng hơn nhiều và tỉ lệ chuyển đổi khách hàng cũng cao hơn. Hiện nay những tên miền đuôi .vn ở Việt nam được ưu tiên và đánh giá cao, sau đó là các tên miền như đuôi .com.vn khá ưu tiên ở Việt nam, rồi quốc tế khác như .com, .net, .org được ưu tiên với google.com hơn.

– Hiện nay hosting trong nước cũng được đánh giá cao bởi tính ổn định, tốc độ ổn định và tốt. Website của bạn hoạt động chủ yếu ở Việt nam thì nên đặt hosting ở trong nước là tốt nhất, người truy cập vào website của bạn cũng nhanh nhất. Hosting nước ngoài cũng khá tốt với nhiều các gói và dịch vụ khác nhau, tuy nhiên bạn sẽ gặp nhiều vấn đề rào cản khi gặp lỗi, support toàn bằng tiếng anh, xử lý sự cố lâu không như ở trong nước được. Ngoài ra nếu như sự cố cáp quang bị đứt thì ảnh hưởng tới website của bạn.

Nên mua tên miền thuê hosting ở đâu uy tín và tốt nhất:

Việt SEO là 1 trong những nhà đăng ký chuyên cung cấp tên miền, hosting, server chất lượng cực kì cao, giá rẻ và uy tín nhất trên thị trường. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Việt SEO đang là đơn vị uy tín và tốt nhất Việt nam, được nhiều khách hàng tin tưởng và sử dụng.

Tên miền và hosting với Marketing:

-Tên miền dễ nhớ, dễ đi sâu vào trong tâm trí của người dùng. Cùng với đó là tốc độ truy cập giúp người dùng có cảm giác thân thiện hơn.

– Tên miền quốc gia có luôn có uy tín hơn rất nhiều tên miền khác, đây cũng Lợi thế trong Marketing tạo tin tưởng ở người sử dụng, trong kinh doanh nó có uy tín cao hơn và được bảo mật cao hơn các tên miền khác (.vn được ưu tiên nhất và sau đó là .com.vn dành cho google.com.vn, tên miền quốc tế .com, .net, .org…dành cho google.com).

– Hosting của quốc gia sẽ giúp trang web tải nhanh hơn (vấn đề địa lý), giúp người sử dụng truy cập vào website một cách dễ dàng. Tạo cảm giác thích thú đối với người truy cập.

Với các thông tin về Tên miền và Hosting trong SEO,Marketing mà Seoconghuong vừa chia sẻ với bạn đọc trên đây, hy vọng trong quá trình thiết kế website, bạn đọc sẽ lựa chọn cho mình những tên miền và hosting phù hợp nhất, tối ưu cho SEO nhất.

        Lợi thế trong SEO của Domain và Hosting quốc gia đối với Google:

 Rất nhiều tranh cãi của các SEOer, có người thì cho rằng không tên miền nào SEO tốt bằng.com, .net…Có người lại cho rằng tên miền quốc gia đó thì sẽ được ưu tiên hơn các tên miền khác. Nói như vậy cũng không sai tý nào vì việc google.com đưa ra kết quả hoàn toàn khác so với google.com.vn . Sự thật là google.com.vn sẽ ưu tiên tên miền .vn hơn các tên miền khác với mục đích là mang lại kết quả chính xác nhất trong khu vực mà người cần tìm kiếm cần.

Và việc tên của Domain ảnh hướng rất nhiều đến công cuộc SEO. Chúng ta nên đặt tên miền theo thương hiệu hoặc có  gắng liền với sản phẩm mà chúng ta định SEO.

Điều này khiến cho việc SEO rất thuận lợi và kết quả hiển thị cho người dùng cũng được ưu tiên hơn.

Đúng là Ip Hosting không quan trọng khi chọn các tên miền quốc gia. Nhưng hạng xếp của các .com, .net, .org sẽ bị ảnh hưởng bởi IP hosting. Google xếp hạng theo “Geo Location” của từng trang Web. Load time (thời gian tải trang web) không ảnh hưởng đến SEO trực tiếp, nhưng lại anh hưởng đến chất lượng của website.

 Giả sử người dùng vào 2 website mà tốc độ load web khác nhau. Chưa biết nội dung thế nào nhưng tốc độ load web nhanh cũng chiếm cảm tình của người dùng đầu tiên. Theo nghiên cứu thì nội dung tương đương nhau nhưng trang web load nhanh có lưu lượng truy cập gấp 2 lần website load chậm. Mà lưu lượng truy cập ảnh hưởng rất lớn đến sếp hạng từ khóa rất nhiều.

Chưa kể việc hiện nay internet Việt Nam luôn gặp vấn đề đứt cáp, nếu hosting đặt tại Mỹ thì việc người dùng vào rất chậm, thậm chỉ không thể truy cập vào được làm tăng tỉ lệ thoát, ảnh hưởng cực kỳ tới kết quả trên xếp hạng tìm kiếm.

Vì vậy việc lựa chọn domain và hosting cho SEO tuyệt đối không được xem thường 2 việc này. Nếu bỏ qua hai yếu tố nhỏ này thì hậu quả to lớn sẽ ập đến đấy.


Bạn có biết Hosting để làm gì chưa?

Như các bạn cũng đã biết tầm quan trọng của Hosting đối với một Website. Một căn nhà không thể nào tồn tại lâu dài nếu bạn xây nó trên một mảnh đất không có nền móng vững chắc. Hosting chính là mảnh đất mà bạn đang cần, chính vì thế bạn cần một mảnh đất tốt. Để hiểu rõ hơn Hosting dùng để làm gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó nhé.

               Khái niệm về Hosting và Hosting dùng để làm gì?

Để hiểu rõ hơn Hosting dùng để làm gì thì bạn cần biết khái niệm về Hosting. Đầu tiên Hosting được hiểu là một không gian trên máy chủ mà bạn có thể đặt Website và cài đặt những phần mềm, dịch vụ Internet lên như HTTP, FTP, Media Streaming, Mail,… Không chỉ vậy nó còn là nơi để chứa những nội dung, dữ liệu trên trang Web. Đồng thời tại đây (Web Hosting) còn là nơi diễn ra những hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa người dùng và Website của bạn.

Mỗi một Website được chứa trên một Hosting, có thể bạn suy nghĩ đơn giản mình vào một trang Web nhưng thực ra bạn đang vào một Host chứa Website đó. Hiểu đơn giản hơn khi vào một ngôi nhà (Website) và ngôi nhà đó được xây dựng trên một mảnh đất (Hosting). Như đã nói, Hosting có chất lượng thì ngôi nhà bạn mới có thể vững chắc.

              Yêu cầu và tính năng cần thiết của Web Hosting?

    Tốc độ: Máy chủ chạy dịch vụ web phải có cấu hình đủ lớn để đảm bảo xử lý thông suốt, phục vụ cho số lượng lớn người truy cập. Phải có đường truyền kết nối tốc độ cao để đảm bảo không bị nghẽn mạch dữ liệu. Thông thường, nếu sử dụng Hosting nước ngoài, nên chọn máy chủ ở Singapore hoặc Nhật để có tốc độ nhanh nhất về Việt Nam.

Dung lượng: Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (một vài GB) để lưu giữ được đầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh,… của website.

Băng thông: Phải có bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa website với người dùng.

Hỗ trợ: Lưu ý lựa chọn Hosting có chất lượng tốt, đội ngũ support nhanh chóng và hiệu quả khi có sự cố xảy ra.

            Tại sao bạn lại cần thuê một Hosting?

 Bạn có thể hiểu đơn giản bạn cần một nơi để chứa những nội dụng cần thiết của Website như hệ thống, hình ảnh, video,… Nhưng bạn không thể sử dụng được máy tình cá nhân của mình, bởi mỗi máy tình của bạn khi truy cập vào internet sẽ được bị thay đổi địa chỉ IP thông qua các IPS (nhà cung cấp dịch vụ). Nhưng một trang Website lại cần một nơi chứa dữ liệu, nội dung ổn định lâu dài. Chính vì thế bạn cần một Hosting để chứa những nội dung này của Website. Bên cạnh đó đảm bảo người dùng có thể truy cập vào Website của bạn ở bất kì nơi nào họ muốn.

            Những điều bạn cần quan tâm khi lựa chọn một Hosting:

Đối với một Hosting được coi là chất lượng thì điều đầu tiên đó chính là sự ổn định. Ổn định từ tốc độ dữ liệu đến băng thông. Ngoài ra một điều bạn cần lưu ý nữa đó chính là dung lượng cua Hosting. Tùy vào mục đích của Website mà bạn lựa chọn cho mình một gói Hosting phù hợp.

Bạn phải có một hệ thống quản trị, chăm sóc, bảo dưỡng để tránh những vấn đề về kỹ thuật, cũng như đảm bảo sự an ninh.

Hosting phải hỗ trợ đầy đủ những dịch vụ E-mail như DNS, POP3 E-mail,…

Hosting phải hỗ trợ những giao thức FTP để bạn có thể cập nhật thông tin.

Một điều khá quan trọng đến tính thẩm mỹ nữa đó chính là Hosting không bị chèn những banner quảng cáo của nơi cung cấp.

            Kinh nghiệm chọn hosting cho wordpress:

  1. Giá hosting:

Giá cả là yếu tố hàng đầu khi bạn quyết đinh mua một món hàng nào đó. Đối với việc thuê hosting cũng vậy, với gói shared host hiện nay giá trung bình giao động từ 15,000VND/tháng.

Với thời gian thuê host bạn cũng nên thuê với thời hạng từ 1 năm, vì như vậy bao giờ giá cũng sẽ giảm đi rất nhiều so với việc bạn thuê 3 hoặc 6 tháng.

  1. Tên miền:

 Có bạn cũng đã từng hỏi rằng có nên mua tên miền và hosting  cùng một nơi hay không? chia sẻ luôn với bạn là nếu không có nhiều kiến thức về công nghệ thì bạn nên đăng ký host và tên miền tại một nơi vì vừa tiết kiệm ngân sách như đã nói ở trên, hơn nữa bạn không cần phải thực hiện một bước trỏ tên miền về host khi mua riêng ở 2 nơi khác nhau.

  1. Datacenter của máy chủ gần nơi người truy cập là tốt nhất:

Hiện nay cũng có rất nhiều bạn đang lựa chọn hosting Việt Nam. Với lợi thế Datacenter đặt tại Việt Nam do đó tốc độ tải trang rất tốt, vì vậy nếu website của bạn hướng đến đối tượng người truy cập tại Việt Nam thì lựa chọn hosting của những nhà cung cấp host Việt Nam cũng rất có lợi. Hơn nữa việc thuê host Việt Nam rất dễ vì ngôn ngữ trao đổi bằng tiếng Việt, mua và thanh toán dễ dàng…

Vì một lý do nào đó mà bạn đang sử dụng host nước ngoài Datacenter đặt tại Mỹ nhưng vẫn muốn cải thiện tốc độ tải trang thì bạn cũng đừng lo lắng, chúng ta hoàn toàn có thể cài đặt và sử dụng dịch vụ CloudFlare để tăng tốc website hoàn toàn miễn phí.

  1. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là quan trọng:

Kinh nghiệm nếu chúng ta không phải là một người rành về các kỹ thuật liên quan đến hosting thì nên chọn nhà cung cấp hosting có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, và đa phần đó là nhà cung cấp host nước ngoài. Đơn giản là vì nếu có vấn đề gì đó xảy ra, không ai có thể giúp bạn ngoài nhà cung cấp quản lý hosting của bạn, bạn chỉ có thể tự khắc phục được nếu như bạn sử dụng…..máy chủ riêng (Dedicated Server) hoặc máy chủ ảo riêng (Vitrual Private Server).

                 Lời kết:

Hosting là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và phát triển thành công website của bạn. Nên lựa chọn những nhà cung cấp chất lượng được đánh giá cao

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm liên quan đến việc chọn hosting cho WordPress, tóm lại bạn cần lưu ý:

  • Trước khi quyết định thuê host bạn cần xem lại website/blog của bạn có độ lớn như thế nào? Chiến lược phát triển trong tương lại ra sao để lựa chọn gói hosting phù hợp nhất
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là rất quan trọng hãy đảm bảo bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp bất cứ lúc nào qua điện thoại, chat, hay email…
  • Đừng quên vị trí Datacenter
  • Tham khảo những chương trình giảm giá, mã coupon để tiết kiệm một khoản ngân sách
  • Kiểm tra giá thuê host. Giá thuê có phù hợp với điều kiện tài chính của bạn?

Hướng dẫn kiểm tra và đăng ký tên miền uy tín

Category : Tên miền

Bạn đang lên kế hoạch sử dụng một tên miền chia sẻ hay kinh doanh của tiết kiệm và hợp lý cho website mình nhưng lại đắn đo không biết tên miền đó đã có chủ sở hữu hay chưa?

Tại sao phải kiểm tra tên miền?

Trong thời buổi công nghệ hóa như hiện nay, website được xem là một công cụ hữu ích, nhanh chóng và tiện lợi nhất cho các cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó truyền tải thông tin, sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với khán giả vốn là fan trung thành của internet.

Hơn nữa, không cần nói bạn cũng đã biết ngành thương mại điện tử có tốc độ phát triển như vũ bão và dẫn dắt mọi thứ được gọi là công nghệ.

Cũng từ đó, tên miền và thương hiệu trở thành tâm điểm của hầu hết các cuộc bàn luận liên quan đến đề tài này. Và dĩ nhiên, nó cũng kéo theo nhiều rắc rối cho chủ thể khi nhiều địa chỉ giống nhau từ tên miền đến tên của website hoạt động song song trên một thị trường sản phẩm.

Sự giống nhau này còn gây không ít khó khăn cho việc tìm kiếm và sử dụng dịch vụ, sản phẩm của người tiêu dùng với thương hiệu mà họ yêu đang yêu thích.

Vậy nên, khi muốn kinh doanh trên chiến trường online, bạn cần quan tâm hơn nữa đến chuyện mua tên miền ngay từ đầu để đảm bảo chắc chắn rằng tên miền bạn đã lựa chọn chưa thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào.

              Những lưu ý cần thiết khi kiểm tra tên miền:

Bên cạnh sự hỗ trợ của các phần mềm kiểm tra tên miền cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong các bộ phận tư vấn thì tên miền bạn lựa chọn cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau để mọi hoạt động sau này được thuận tiện và trôi chảy nhất:

– Tên miền dễ nhớ, tự nhiên với hoặc những cụm từ thu hút

– Tên miền ngắn gọn thì hệ thống kiểm tra sẽ giúp bạn tìm được tên miền phù hợp và nhanh chóng nhất.

– Tra cứu tên miền với từ khóa phổ biến, chính xác sẽ giúp SEO tốt hơn.

– Từ khóa trong tên miền phải liên quan đến đối tượng mục tiêu.

– Mua tên miền giống nhau và các biến thể của nó với những domain extension phổ biến để bảo vệ thương hiệu một cách tốt nhất.

– Tránh dùng dấu gạch, số hay ký tự không phải Unicode trong tên miền

                         Đăng ký tên miền:

Để đăng ký một tên miền, Quí Khách thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra xem tên miền định đăng ký

– Tên miền quốc tế(.com; .net; .edu;…)

– Tên miền mã quốc gia(.vn; .com.vn; .net.vn; .edu.vn;…)

Bước 2: Hoàn thành các thủ tục đăng ký theo

– Mẫu bản khai, hợp đồng: Quý khách download mẫu trong mục Các biểu mẫu văn bản sau đó điền vào thông tin

– Trực tuyến (Online) trên website: Quý khách chọn vào phần tên miền muốn đăng ký ở menu trên. Sau đó, Quý khách bấm vào nút đăng ký ở cuối bài viết của menu đó và chọn tên miền muốn đăng ký.

Bước 3: Nộp mẫu bản khai, hợp đồng

– Khuyến nghị: Quý Khách hàng đăng ký tên miền “.VN” phải tuân thủ theo quy định hiện hành hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet (Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT)

– Quý Khách hàng đăng ký và sử dụng tên miền quốc tế vui lòng thực hiện ngay việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông (http://thongbaotenmien.vn)

– Trích dẫn một số trách nhiệm của chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền tại Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008.

          Những lưu ý quan trọng khi đăng ký và sử dụng tên miền:

 Tên miền là thương hiệu trên internet của bạn, tên miền là duy nhất và được cấp phát theo thứ tự ưu tiên chủ thể đăng ký trước. Nếu đăng ký tên miền chậm, tên miền của bạn có thể bị đối thủ cạnh tranh sở hữu mất. Để xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mình, Việt SEO đề nghị bạn hãy tiến hành đăng ký tên miền sau khi tra cứu tên miền ngay bây giờ.

Chủ thể tên miền chịu mọi trách nhiệm liên quan đến thông tin tên miền, quản lý hoạt động của tên miền, đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chủ thể đăng ký tên miền cần chủ động trong việc đóng phí duy trì tên miền. Thông trường trước khi hết hạn 30 ngày, Việt SEO sẽ thông báo qua email hoặc điện thoại để bạn đóng phí duy trì.

Khi cần thay đổi thông tin quản lý tên miền, bạn hãy điền vào biểu mẫu thay đổi thông tin phù hợp và gửi về cho Việt SEO. Các thông tin quản lý tên miền cần chính xác để tránh trường hợp mất tên miền khi thông tin được gửi về không đúng địa chỉ (Địa chỉ thông báo, email) của chủ thể.


Tên miền là gì? Toàn bộ khái niệm về domain name

Category : Tên miền

 Tên miền là gì? Tại sao chúng ta phải đăng ký tên miền mới hoạt động website được? Chắc hẳn không phải ai cũng lý giải được điều này cũng như hiểu hết được khái niệm domain name.

                       Tên miền là gì?

Tên miền hay còn được gọi là “domain name” là một địa chỉ để xác định danh tính trực tuyến của bạn trên mạng internet, với mỗi địa chỉ tên miền bằng chữ này sẽ phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số.

Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là web server và tên miền để hoạt động bình thường.

  • Web server là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
  • Tên miền là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, mọi người phải nhớ chính xác địa chỉ IP của server mỗi khi truy cập – việc này thì khó có thể xảy ra.

                       Hoạt động của tên miền như thế nào?

Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Nó được xem như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web. Chính vì vậy mà chúng ta hay gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền. Và web hosting chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một website, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm website của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP của máy chủ rất khó nhớ.

                         Các loại tên miền:

 Domain name có nhiều loại, nhưng một điều tất cả đều có điểm chung là được chia làm hai phần – tên và phần mở rộng cấp cao nhất. Có rất nhiều phần mở rộng tên miền cấp cao, từ mã quốc gia tới các mã cụ thể cho các ngành như .gov cho các tổ chức chính phủ và .edu cho các tổ chức giáo dục. Mặc dù .com domains vẫn đang giữ ưu thế trên internet với hơn 46.5% website có tên miền này.

Ngoài ra, với hơn 330 triệu tên miền đã được đăng ký. Gần đây, ICANN – tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của một loại tên miền mới.

Kết quả là có một số lượng lớn các phần mở rộng khác nhau khi tra cứu tên miền, nhưng đồng thời nó cũng gây khó khăn khi tìm mua tên miền cho công ty của bạn. Đây là một quyết định lớn – và có thể là một trong những quyết định lớn nhất của bạn. Và mặc dù bạn có thể thay đổi nó sau này, tốt nhất bạn nên tránh làm việc này bằng bất kỳ giá nào, hoặc bằng việc suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn tên miền.

TLD – Top level domain là gì?

TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name.

TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài. Hãy luôn chọn gTLD hoặc ccTLD.

CCTLD – Country-code top-level domain là gì?

Tên miền cấp cao nhất của quốc gia là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Nó cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết rằng trang web được thiết kế cho khách truy cập từ một khu vực cụ thể.

                       Generic top-level domain là gì?

Tên miền cấp cao chung (gTLDs – generic top-level domains) là loại domain name phổ biến nhất, một phần bởi vì nó bao gồm các tên miền .com – có nhiều tên miền hơn tất cả các ccTLDs cộng lại.

  Các loại domain name khác:

Mặc dù các tên miền trên được dùng nhiều nhất, tên miền còn có nhiều biến thể khác mà có thể bạn cầns sử dụng.

   Tên miền thứ cấp:

Có thể bạn đã thấy tên miền này từ trước rồi. Chúng tôi đang nói đến những tên miền ngay bên dưới top-level domain name.

    Subdomains:

Subdomains là tên miền mà webmaster sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt cac dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một top level domain đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.

DNS là gì?

DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, cho phép thiết lặp liên kết giữa một tên miền và một IP của máy chủ, giúp cho người truy cập chỉ cần nhớ các tên miền mà không cần phải quan tâm đến các địa chỉ IP bằng số. Nó giống một danh bạ điện thoại trên Internet.

Việc quản lý DNS và cấu hình chính xác DNS để tên miền hoạt động với host cũng như các dịch vụ khác là một điều mà mọi webmaster đều thực hiện rất thường xuyên. Bài hướng dẫn sau sẽ giúp bạn hiểu các tác vụ liên quan đến DNS của tên miền được quản lý tại Hostinger.

          Cách đăng ký tên miền là gì?

Cách đăng ký một tên miền rất đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt. Trên thực tế, thường thỉ mất 5 phút để bạn có thể mua tên miền. Bạn chỉ cần vào 1 trong các trang bán tên miền, chọn một tên miền phù hợp và tiến hành các thủ tục thanh toán là xong. Bạn có thể cần yêu cầu nhập các thông tin cá nhân theo quy định của tổ chức quản lý tên miền ICANN.

Nếu chưa có tên miền, hãy đăng ký nó ở cùng một nơi với nơi bạn mua hosting. Đó là lý do tại sao Hostinger cung cấp cả dịch vụ hosting và đăng ký tên miền. Ngoài ra Hostinger còn liệt kê các biến thể của tên miền để bạn dễ dàng lựa chọn hơn trong trường hợp tên miền đã bị đăng ký.

            Sự khác biệt giữa web hosting và tên miền là gì?

 Như đã nói ở phần đầu tiên, tên miền giống như địa chỉ nhà bạn và máy chủ web giống như ngôi nhà bạn đang sống. Nếu bạn muốn khởi chạy một trang web, bạn sẽ cần cả tên miền mà mọi người có thể sử dụng để tìm bạn và một máy chủ web, lưu trữ các trang web.

Tên miền và web hosting có mối quan hệ cộng sinh như phần mềm và phần cứng hoặc âm và dương. Mặc dù về mặt kỹ thuật có thể có cái này mà không có cái khác, nhưng chúng hoạt động tốt nhất khi chúng làm việc cùng nhau, đó là lý do tại sao nhiều máy chủ web cung cấp đăng ký tên miền và tại sao nhiều nhà đăng ký cung cấp dịch vụ hosting.

Tất nhiên bạn có thể tách cả hai: đăng ký một tên miền thông qua một công ty và mua hosting từ một công ty khác. Nhưng thường thì sẽ tốn nhiều thời gian hơn để quản lý hơn và chi phí không hề rẻ hơn.

              Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?

 Thông thường, bạn và bất kỳ ai cũng sẽ có thể mua lại tên miền hết hạn sau khoảng 75 ngày.

Con số này có thể khác nhau tùy từng TLD khác nhau, bạn có thể liên lạc với nhà đăng ký tên miền để hỏi chính xác ngày có thể mua lại tên miền.

Lưu ý, trong khoảng thời gian chờ tên miền được đưa ra ngoài Internet, chủ hiện tại của tên miền có quyền khôi phục và gia hạn tên miền, có hoặc không có phí khôi phục, bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký.

Khi kiểm tra thông tin whois nếu tên miền có tình trạng (status) là Pending Delete, thì trong 5 ngày bạn sẽ có thể mua lại như mới.


CÔNG TY TNHH MTV TIN HỌC VÀ DỊCH VỤ VIỆT SEO

* Hồ Chí Minh
Tầng 7, Số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, TP.HCM (Vui lòng hẹn trước)
Tel: 0917 212 969 (Mr.Thắng) - 0908 744 256 (Mr. Thanh)

* Bình Dương
Số 299/11 Đại Lộ Bình Dương, Tân Định, Bến Cát, Bình Dương
Tel: (02743) 511 072 - 0917 212 969 (Mr.Thắng) - 0908 744 256 (Mr. Thanh)

* Email: vietseo @vietseo.com; congtyvietseo @gmail.com
* Zalo, viber: 0917 212 969
* Skype ID: vietseo